Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Viện Nghiên cứu Văn hóa (1979-2019) và Hội thảo quốc tế “Thành tựu và thách thức trong bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam hiện nay”

26/10/2019

       Sáng ngày 22/10/2019, tại Hội trường tầng 1, Viện Nghiên cứu Văn hóa (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Viện (1979-2019) và Hội thảo quốc tế “Thành tựu và thách thức trong bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam hiện nay”.

       Tham dự buổi lễ có GS. TS. Nguyễn Quang Thuấn - Bí thư đảng ủy, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, GS. TS. Phạm Văn Đức - Phó Bí thư đảng ủy, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Lãnh đạo các ban chức năng và Viện nghiên cứu của Viện Hàn lâm KHXHVN, Giám đốc Học viện Khoa học xã hội, Lãnh đạo các ban chức năng và viện nghiên cứu thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Buổi lễ cũng có sự hiện diện của các lãnh đạo từ các cơ quan ngoài Viện Hàn lâm Khoạ học Xã hội: Đại tá Nguyễn Xuân Thủy - Hiệu trưởng trường Văn hóa nghệ thuật quân đội, PGS. TS. Đào Đăng Phượng - Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, đồng chí Nguyễn Minh Nhựt - Vụ trưởng vụ Văn hóa-Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương, PGS.TS. Bùi Hoài Sơn - Viện trưởng Viện văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, PGS.TS. Nguyễn Thu Hương - Hiệu trưởng trường Đại học Văn hóa Hà Nội, và TS. Andrew Hardy - Giám đốc Viện Viễn Đông Bác cổ (EFEO) tại Việt Nam. Buổi lễ còn vinh dự đón tiếp các nguyên lãnh đạo viện Nghiên cứu Văn hóa qua các thời kỳ, các chuyên gia nghiên cứu Việt Nam đến từ các nước, cùng toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã và đang làm việc tại Viện, các học viên cao học và nghiên cứu sinh của Viện.

       Lễ kỷ niệm là dịp đặc biệt để các thế hệ cán bộ Viện Nghiên cứu Văn hóa cùng nhìn lại những mốc lịch sử quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của Viện. Báo cáo của PGS.TS Nguyễn Thị Phương Châm - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa, đã điểm lại các giai đoạn phát triển và những thành tựu nổi bật trong 40 năm qua của Viện Nghiên cứu Văn hóa. Có thể nói, qua chặng đường 40 năm xây dựng, hình thành và phát triển, các cán bộ của Viện Nghiên cứu Văn hóa đã có những đóng góp to lớn trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa dân gian và nghiên cứu văn hóa ở Việt Nam. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học của Viện đã trở thành nền tảng lý luận cho lĩnh vực văn hóa học và văn hóa dân gian ở Việt Nam. Ngoài việc tiếp tục đẩy mạnh các nghiên cứu cơ bản, Viện cũng nỗ lực gắn kết các kết quả nghiên cứu cơ bản ấy với thực tiễn, từ đó góp phần phát huy các truyền thống văn hóa các tộc người cho phát triển bền vững.

       Phần thứ hai của chương trình là Hội thảo quốc tế “Thành tựu và thách thức trong bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam hiện nay”. Hội thảo nhận được 30 tham luận tập trung vào 3 nhóm vấn đề chính: 1) Những nhận thức mới về DSVHPVT cùng các biện pháp bảo vệ và phát huy DSVHPVT phù hợp hiện nay; 2) Nhận diện thực trạng công tác bảo vệ và phát huy DSVHPVT trong những trường hợp cụ thể; 3), Quá trình tạo mới DSVHPVT và những mâu thuẫn, thương thỏa. Hội thảo được nghe 05 tham luận, bao gồm: “Why we should never speak of "national intangible cultural heritage" or "world intangible cultural heritage"” [Tại sao chúng ta không bao giờ nên nói: "di sản văn hoá phi vật thể quốc gia" hay "di sản văn hoá thế giới"] (GS. TS. Frank Proschan trình bày), “Bảo vệ và phát huy di sản văn hoá phi vật thể được UNESCO ghi danh: thành tựu, bất cập và các khuyến nghị” (do TS. Hoàng Cầm trình bày), “Di sản Âm nhạc dân gian truyền thống Việt Nam: Tính Đặc thù, Bối cảnh trình diễn và Sự Bảo tồn”  (PGS. TS. Kiều Trung Sơn trình bày), “Nghệ thuật đương đại đánh thức không gian di sản” (TS. Vũ Tú Quỳnh trình bày), “Từ “Nghệ thuật cồng chiêng” đến Kiệt tác “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên: Văn hóa dân gian trên con đường trở thành di sản văn hóa phi vật thể” (TS. Trần Hoài trình bày).

       Dưới sự chủ trì của PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Châm - Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa và TS. Hoàng Cầm - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa, các đại biểu đã  thảo luận sôi nổi về nội dung của 05 báo cáo này. Những ý kiến trao đổi đã góp phần làm rõ hơn nội hàm các khái niệm, những ngộ nhận và hệ quả không mong đợi của những cách hiểu chưa đúng nhiều khái niệm quan trọng đối với công tác bảo vệ, phát huy di sản ở Việt Nam hiện nay.

Thu Hằng

 

Một số hình ảnh

PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Châm đọc diễn văn khai mạc

 

TS. Hoàng Cầm giới thiệu đại biểu và chương trình

 

GS. TS. Phạm Văn Đức phát biểu tại lễ kỷ niệm

 

GS. Horim Choi, Đại học Bukyoung (Hàn Quốc) phát biểu tại lễ kỷ niệm

 

TS. Vũ Tú Quỳnh

 

Các đại biểu và khách mời nghe phát biểu tại buổi lễ

 

Các đại biểu và khách mời chúc mừng cho thành tích 40 năm của Viện

 

GS. TS. Frank Proschan trình bày tham luận

 

Các đại biểu và khách mời nghe tham luận

 

Các đại biểu nghe tham luận

 

Các đại biểu nghe tham luận

 

Các đại biểu và khách mời nghe tham luận

 

TS. Hoàng Cầm trình bày tham luận

 

TS. Trần Hoài trình bày tham luận

 

PGS. TS. Kiều Trung Sơn trình bày tham luận

 

Các đại biểu nhận xét tham luận

(GS. Philip Taylor đang phát biểu)

 

Các đại biểu nhận xét tham luận

(TS. Lê Thị Minh Lý - Nguyên Phó Cục trưởng cục Di sản, Bộ VHTT&DL đang phát biểu)

 

PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Châm tổng kết và bế mạc hội thảo

 

Các đại biểu và khách mời chụp ảnh lưu niệm



Xem tin phát hành ngày:

Phóng sự hình ảnh

Liên kết Website

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VIỆN NGHIÊN CỨU VĂN HÓA - VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Bản quyền thuộc về Viện Nghiên Cứu Văn Hóa
Giấy phép số 499/GP-BC ngày 15/11/2007 của Bộ Thông tin và Truyền thông về cung cấp thông tin lên mạng Internet
Người chịu trách nhiệm chính: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Châm
Địa chỉ: 27 Trần Xuân Soạn, Hà Nội, Việt Nam. Email: vienvh@gmail.com
Điện thoại: 043.9784868. Fax: 043.9725903