Mời viết bài: Hội thảo khoa học "Hệ giá trị văn hóa Việt Nam: Lý luận và thực tiễn"

11/06/2024

Kính gửi: Các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo và quản lý

Hệ giá trị văn hoá, được các nhà nhân học - nghiên cứu văn hoá gọi bằng một thuật ngữ khác là "đạo lý" [ethos], hiểu một cách chung nhất, là quan niệm và chuẩn mực mang tính văn hoá về sự tử tế, tốt đẹp và đúng đắn mà con người ao ước và khát khao hướng tới. Hệ giá trị văn hoá, vì vậy, là nền tảng chi phối phương châm, triết lý sống cũng như cách thức các cá nhân lựa chọn hành dộng và ứng xử được cho là phù hợp và có ý nghĩa, đáp ứng được kỳ vọng của cộng đồng cũng như xã hội. Hệ giá trị văn hoá cũng đóng vai trò là quy chuẩn để các cá nhân và cộng đồng đánh giá hành vi ứng xử của người khác và của chính mình ở mọi khía cạnh của cuộc sống (hoạt động sinh kế, quan hệ giới, thực hành nghi lễ, văn hoá thường ngày, ứng xử với những người xung quanh...).

Hệ giá trị văn hoá của một tộc người được các cá nhân của truyền thống văn hoá đó thu nhận thông qua quá trình văn hoá hoá. Trong xã hội truyền thống, quá trình văn hoá hoá diễn ra chủ yếu ở phạm vi gia đình và cộng đồng. Tuy nhiên, trong cuộc sống đương đại, hệ giá trị văn hoá dược nuôi cấy và hình thành không chỉ từ văn hoá truyền thống mà còn thông qua việc tương tác với truyền thông, chính sách của nhà nước và từ trường học. Vì vậy, hệ giá trị văn hoá của các tộc người hiện nay bao gồm không chỉ cả những yếu tố mang tính truyền thống mà còn bao gồm cả yếu tố mới, mang tính quốc gia và quốc tế. Cũng chính vì điều này mà các dạng thức biểu hiện và thực hành của hệ trị văn hoá của các tộc người luôn đa dạng và không tĩnh tại. Sự đa dạng, tái cấu trúc và biến đổi của hệ giá trị văn hoá các tộc người ngày càng gia tăng trong bối cảnh đất nước đang trong quá trình hội nhập sâu rộng và phát triển mạnh mẽ hiện nay, bối cảnh mà sự đa dạng các dòng chảy từ bên ngoài (như dòng chảy thương mại, lao động, thông tin, công nghệ,...) và đa dạng những sự thay đổi từ bên trong (đòi sống chính trị, kinh tế, xã hội, những đường lối, chính sách,...) trở thành những nhân tố tác động lớn đến hệ giá trị văn hoá của các tộc người.

Hội thảo quốc gia "Hệ giá trị văn hoá Việt Nam: Lý luận và thực tiễn" hướng tới việc nhận diện những dạng thức biểu hiện cũng như nhũng yếu tố ảnh hưởng tới hệ giá trị văn hoá (từ bên trong và bên ngoài) cũng như quá trình tái cấu trúc hệ giá trị văn hoá trong bối cảnh đất nước hội nhập và phát triển. Với mục đích này, hội thảo sẽ tập trung vào thảo luận các vấn đề chính sau:

          - Tổng quan, cập nhật và chia sẻ những hướng tiếp cận và phương pháp luận trong nghiên cứu về hệ giá trị văn hoá tộc người và quốc gia từ góc nhìn của các ngành khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam và trên thế giới.

          - Các dạng thức biểu hiện của hệ giá trị vãn hoá ở các khía cạnh khác nhau của đời sống các tộc ngưòi, cả ở các tộc người đa số và thiểu số, như sinh kế, thực hành tín ngưỡng, hôn nhân gia đình, quan hệ giới...

          - Các dạng thức tái cấu trúc, biến đổi và những tác nhân của sự biến đổi hệ giá trị văn hoá trong bối cảnh đương đại.

Thời gian dự kiến tổ chức hội thảo: khoảng giữa tháng 9 năm 2024

Đơn vị tổ chúc: Viện Nghiên cứu Văn hoá, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

Hạn nộp tóm tắt tham luận (250 -300 chữ): 15/7/2024

Hạn nộp toàn văn tham luận: 15/8/2024

File bài tóm tắt và bài tham luận gửi đến địa chỉ: hoangthuhangics@gmail.com

Điện thoại liên hệ: ThS. Hoàng Thị Thu Hằng, số điện thoại: 0936881486

Trân trọng./.



Xem tin phát hành ngày:

Phóng sự hình ảnh

Liên kết Website

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VIỆN NGHIÊN CỨU VĂN HÓA - VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Bản quyền thuộc về Viện Nghiên Cứu Văn Hóa
Giấy phép số 499/GP-BC ngày 15/11/2007 của Bộ Thông tin và Truyền thông về cung cấp thông tin lên mạng Internet
Người chịu trách nhiệm chính: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Châm
Địa chỉ: 27 Trần Xuân Soạn, Hà Nội, Việt Nam. Email: vienvh@gmail.com
Điện thoại: 043.9784868. Fax: 043.9725903