THƯ MỜI VIẾT BÀI THAM LUẬN HỘI THẢO THÔNG BÁO VĂN HÓA 2022
VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Lý luận và thực tiễn ở nhiều nơi trên thế giới đã khẳng định một cách rõ ràng rằng, văn hoá đóng vai trò như là động lực và mục tiêu của phát triển, là nhân tố có ảnh hưởng mang tính mấu chốt đến sự phát triển bền vững cùa một quốc gia, dân tộc.
Ở Việt Nam, nhận thức được tầm quan trọng này cùa văn hoá, sau 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những đổi mới trong tư duy về vai trò của văn hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Điều này dược thể hiện và khẳng định trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng như Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị khoá VI (1987), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 khóa VII (1993), Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII năm 1998. Văn kiện Đại hội XII, XIII, vv.. Để đưa tinh thần của các Nghị quyết về vai trò của văn hóa vào trong thực tế phát triển của đất nước, Chính phủ và các cơ quan hữu quan đã có nhiều chính sách, chương trình, dự án thiết thực, đưa lại một số kết quả bước đầu. Đặc biệt, các cơ quan hữu quan của nhà nước đã quan tâm hơn đến vai trò và giá trị của các thực hành văn hoá và sinh kế cũng như hệ tri thức bản địa phong phú và đa dạng cùa các tộc người thiểu số trong thiết kế và triển khai các chính sách phát triển.
Tuy nhiên, bên cạnh một số kết quả dạt được, nhiều nghiên cứu, báo cáo đánh giá trong những năm gần đây cũng chỉ ra rằng, trên thực tế, việc thực hiện tinh thần của các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về văn hóa vào trong thực tiễn triển khai các chương trình bảo tồn và dự án phát triển chưa thực sự hiệu quả như mong muốn, chưa tạo ra sự bứt phá trong phát triển bền vững cho quốc gia. Ở một mức độ nào đó, sự khẳng định về tầm quan trọng của văn hoá trong Nghị quyết mới chỉ là khát vọng và khẩu hiệu hơn là được thực hiện, triển khai đầy đủ và hiệu quả trong thực tế chính sách cũng như trong cuộc sống xã hội. Sự bất cập này không chỉ làm giảm vai trò của văn hóa trong phát triển mà còn tạo ra nhiều thách thức cho sự phát triển bền vững của Việt Nam hiện nay.
Để triển khai một cách hiệu quả tinh thần và định hướng về tầm quan trọng của văn hóa trong các Nghị quyết vào trong chính sách và thực hành phát triển, từ dó phát huy hiệu quả vai trò văn hóa nhằm tạo bước đột phá mới cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam, cần thiết phải cập nhật, đổi mới về nhận thức cũng như hệ thống lý luận về vai trò giá trị của văn hóa nói chung và đa dạng văn hóa nói riêng cũng như tạo ra khuôn khổ hành lang pháp lý để tích hợp một cách phù hợp văn hóa vào trong các chương trinh, chính sách phát triển. Hội thảo thông báo Văn hoá năm 2022 của Viện Nghiên cứu Vãn hóa hướng tới mục tiêu tạo diễn dàn khoa học để các nhà nghiên cứu trình bày, thảo luận các vấn đề lý luận và các kết quả nghiên cứu mới về chủ đề này.
Viện Nghiên cứu Văn hóa trân trọng kính mời các nhà khoa học, nhà quản lý, viết bài tham dự với các nội dung cơ bản sau:
CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA HỘI THẢO
1. Các vấn đề lý luận chung về văn hóa và phát triển (Quan niệm, cách hiểu mới về văn hóa và phát triển, chính sách, triết lý về phát triển, lý thuyết, phương pháp, cách tiếp cận...)
2. Thực tiễn văn hoá trong phát triển bền vững các tộc người và quốc gia (tri thức địa phương, vũ trụ quan, nghi lễ, lễ hội, công nghiệp văn hóa, du lịch văn hóa...)
3. Văn hoá và phát triển - thách thức và những vấn đề đặt ra (thách thức về nhận thức, cách hiểu về nội hàm khái niệm, cách tiếp cận, thực tiễn triển khai...)
QUY CÁCH BÀI THAM LUẬN
- Bài tham luận chưa công bố dưới bất kì hình thức nào: Trình bày tại hội thảo, đăng báo, in tạp chí...
- Bài tham luận có độ dài tối thiểu khoảng 3.500 từ, font chữ Times New Roman, cỡ chữ 14. Tên bài viết và tên tác giả viết thường.
- Dưới tên bài tham luận cần ghi rõ thông tin: Họ và tên tác giả, học hàm học vị, đơn vị công tác, địa chỉ email, SĐT, địa chỉ gửi thư.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI THẢO
Thời hạn gửi bài tham luận: 10/10/2022
Thời gian tổ chức Hội thảo: Đầu tháng 11/2022
Địa điểm: Viện Nghiên cứu Văn hóa, 27 Trần Xuân Soạn, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ VÀ GỬI BÀI THAM LUẬN
Bài tham luận xin dược gửi về Ban Tổ chức Hội thảo qua địa chỉ: Phòng Quản lý Khoa học, Viện Nghiên cứu Văn hóa, 27 Trần Xuân Soạn, Hai Bà Trưng Hà Nội.
Địa chỉ email: qlkh.ics@gmail.com
Điện thoại liên hệ: ThS. Hoàng Thị Thu Hằng, số điện thoại: 0936.881.486
Xin trân trọng cảm ơn./.