Tìm kiếm

Văn hóa các tộc người ở Việt Nam trong bối cảnh hiện đại hóa và hội nhập

03/12/2023

Nhiều tác giả ;

Nhà xuất bản Khoa học xã hội ;

2023

LỜI NÓI ĐẦU

Ở Việt Nam hiện nay, quá trình hiện đại hoá cùng sự hội nhập vùng miền, khu vực và quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ và trở thành xu hướng chủ đạo trong xã hội. Phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ và các dòng chảy của con người, hàng hoá, thông tin, hệ giá trị,... giữa các vùng miền, tộc người ở Việt Nam và giữa Việt Nam và quốc tế đã có tác động lớn đến đời sống văn hoá của các cộng đồng, tộc người ở miền núi cũng như đồng bằng, ở nông thôn cũng như đô thị và thể hiện ở mọi khía cạnh như thực hành di sản, tôn giáo, tín ngưỡng, giải trí, phong tục tập quán, lối sống, hoạt động sinh kế, bản sắc tộc người,...

Hiện đại hoá và hội nhập đã làm thay đổi văn hoá của các cộng đồng, tộc người, tuy nhiên, chúng không tạo ra sự đồng nhất, “hoà tan” hay thay thế hoàn toàn văn hoá cổ truyền của các cộng đồng, tộc người. Thay vào đó, hai quá trình này góp phần tạo ra sự đa dạng mới của các thực hành văn hoá. Trong bối cảnh và điều kiện mới, các cộng đồng, tộc người, phụ thuộc vào tính chủ thể tự quyết, vào truyền thống văn hoá riêng của mình, đã có những chiến lược, cách ứng phó riêng và vì vậy tạo ra những bản sắc, những thực hành văn hoá, lối sống và chiến lược mưu sinh riêng mà không bị đồng nhất hoặc bị hoà tan như nhiều nhà nghiên cứu của trường phái hiện đại hoá giả định.

Đặc biệt, trong khoảng 10 năm trở lại đây, trên cơ sở các khuynh hướng tiếp cận lý thuyết mới và nguồn tư liệu mới, nghiên cứu về thực hành văn hoá trong bối cảnh hiện đại hoá và hội nhập đã đạt được nhiều kết quả quan trọng mà các bài viết trong khuôn khổ của cuốn sách này đã ghi nhận được phần nào.

37 bài viết trong cuốn sách này được cơ cấu thành 5 phần gồm: Di sản văn hoá; Tín ngưỡng; Du lịch và sinh kế; Những hiện tượng văn hoá mới và Những vấn đề văn hoá khác đã là những sự thế hiện khác nhau của quá trình hiện đại hoá, hội nhập trong các khía cạnh của đời sống xã hội ở các vùng miền, tộc người. Nhóm 7 bài viết về di sản văn hoá đã khắc hoạ các cách thức tồn tại đa dạng của các di sản văn hoá trong bối cảnh hiện nay, những sự thương thoả, dàn xếp, tái cấu trúc, bảo vệ và phát huy di sản văn hoá nhằm đưa di sản văn hoá vừa thích ứng với bối cảnh mới và vừa gắn kết chặt chẽ với quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Nhóm 11 bài viết về tín ngưỡng đã chỉ ra sự sôi động của đời sống tín ngưỡng đương đại với những chiều cạnh biến đổi trên nhiều phương diện, trong đó nổi bật là quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá, tái cấu trúc, dung hợp và tạo dựng thêm những trường nghĩa mới cho đa dạng các hình thức tín ngưỡng ở khắp các vùng miền, tộc người. Du lịch và sinh kế là một nhóm chủ đề có số lượng bài viết khiêm tốn (6 bài) song nội dung được đề cập tới lại phong phú và sâu sắc. Các yếu tố văn hoá được tìm hiếu như là những nguồn lực quan trọng trong việc đảm bảo an toàn sinh kế, phát triển du lịch và tăng trưởng kinh tế cho người dân. 6 bài viết trong nội dung về Những hiện tượng văn hoá mới thực sự là những phát hiện có ý nghĩa về các thực hành văn hoá được hình thành và phát triển trong bối cảnh xã hội đương đại, thậm chí là trong những thời khắc rất đặc biệt như trong thời kỳ chống dịch bệnh COVID-19 chẳng hạn. Những vấn đề văn hoá khác (7 bài) đã quan tâm tới các chiều kích khác nhau của đời sống văn hoá hiện nay như nhũng biểu đạt văn hoá, chủ nghĩa đa văn hóa, phát triến văn hoá, văn hoá cộng đồng, văn hoá tinh thần,... khiến cho bức tranh nghiên cứu văn hoá Việt Nam trở nên đa sắc màu hơn bao giờ hết.

Với các nội dung căn bản như vậy, Viện Nghiên cứu Văn hoá trân trọng giới thiệu cuốn sách "Văn hoá các tộc người ở Việt Nam trong bối cảnh hiện đại hoá và hội nhập" với bạn đọc. Hy vọng, cuốn sách này sẽ trở thành tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, giảng dạy, hoạch định chính sách và tất cả những ai quan tâm tới văn hoá Việt Nam.

Trong quá trình thực hiện cuốn sách này mặc dù chúng tôi đã rất cố gắng song chắc chắn cuốn sách sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Chúng tôi thành thực mong nhận được những ý kiến, những phản hồi và sự lượng thứ của bạn đọc gần xa.

MỤC LỤC

Phần I: DI SẢN VĂN HOÁ

Nguyễn Thị Phương Châm - Di tích, lễ hội ở Móng Cái (Quảng Ninh) trong chiến lược phát triển và tạo dựng các “cột mốc văn hóa” vùng biên giới

Đinh Thị Thanh Huyên - Bảo tồn di sản văn hóa quan họ: vấn đề và giải pháp

Phạm Ngọc Hường - Bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của các hội quán người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh

Dương Trường Phúc - Bảo tồn di sản văn hóa Óc Eo: Tiếp cận từ sinh thái nhân văn

Trần Nguyễn Khánh Phong - Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của người Tà Ôi trong giai đoạn hiện nay

Lý Viết Trường - “Giữ lại” hay “phá bỏ” nhà “truyền thống”: Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển ở một huyện vùng cao biên giới hiện nay

Trần Đức Tùng - Vốn văn hoá trong phát triển bền vững các di sản đô thị (Trường họp khu tập thể cũ tại Hà Nội

 

Phần II: TÍN NGƯỠNG

Nguyễn Thị Yên - Thờ cúng gia tiên và các hình thức thờ tố của người Tày

Đoàn Thị Tuyến - Suy ngẫm về sự thay đổi ở một ngôi đền của người Tày miền núi phía Bắc

Lê Thị Thanh Nguyên - Một vài biến đổi trong tang ma của người Giáy ở xã Tát Ngà, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang

Trần Thị Thanh Loan - Tín ngưỡng thờ tiền hiền và văn hóa dòng họ ở Diên Khánh - Khánh Hòa

Danh Hoàng Nan - Tín ngưỡng thờ Neakta của người Klimer ở thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh và một vài biến đổi

Nguyễn Đăng Khánh - Huỳnh Thiệu Phong - Sự dung hợp các yếu tố Nho - Phật - Đạo trong tục thờ Bà Đen tại Tây Ninh

Đoàn Thị Cảnh - Sự tham gia của nữ giới vào lễ hội người Hoa và quá trình tái cấu trúc cộng đồng (Trường hợp lễ hội Nguyên tiêu ở Thành phố Hồ Chí Minh)

Phạm Văn Dương - Tác động của Hội Nghệ nhân dân gian tới thực hành nghi lễ trong cộng đồng người Dao ở huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

Bùi Thị Thiên Thai - Sức sống của tục thờ Ma Tổ ở Đài Loan theo dòng lịch sử

Bùi Quốc Linh - Niềm tin và thị trường vật phẩm phong thủy chế tác từ chất liệu đá ở Việt Nam

Chu Xuân Giao - Từ diễn biến mới xung quanh mộ phần ở Tokyo (Nhật Bản) của chí sĩ Trần Đông Phong, suy nghĩ tiếp về quá trình hình thành phúc thần

 

Phần III: DU LỊCH VÀ SINH KÉ

Nguyễn Thị Thanh Hòa - Tạo dựng mạng lưới xã hội trong kinh doanh (Trường hợp người làm nghề chế biến nông sản làng Mậu Hòa, xã Minh Khai, huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội)

Nguyễn Giáo - An toàn sinh kế trong phát triển du lịch cộng đồng ở một làng người Hmông vùng cao nguyên Đồng Văn, Hà Giang

Hồ Thị Thanh Nga - Từ “con sen” đến “người giúp việc”: lao động giúp việc gia đình từ quá khứ đến hiện tại

Nguyễn Huy Phòng - Phát huy nguồn lực văn hoá trong phát triển kinh tế ban đêm ở nước ta hiện nay

Nguvễn Thị Tô Hoài - Khai thác thế mạnh và tiềm năng văn hóa trong phát triển du lịch ven biển hiện nay (Nghiên cứu trường hợp xã Nam Cường, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình)

Lê Thị Phượng - Vốn văn hoá cộng đồng trong hoạt động sinh kế ở 469 ngoại thành Hà Nội (Nghiên cứu ở cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội)

 

Phần IV: NHỮNG HIỆN TƯỢNG VĂN HÓA MỚI

Đặng Thị Diệu Trang - Facebook: Giao tiếp trên mạng xã hội và sự kiến tạo bản sắc cá nhân

Vũ Hoàng Hiếu - Quân sự hóa ngôn ngữ chống dịch COVID-19: Một diễn giải từ góc nhìn văn hóa

Đinh Việt Hà - “Hóng drama”: Tiếp nhận thông tin, giải trí và tương tác của giới trẻ trong thời đại số

Vũ Tú Quỳnh - Những chuyên đổi trong thực hành nghệ thuật công cộng ở Hà Nội

Đinh Mỹ Linh - Sự du nhập và tiếp nhận phim Trung Quốc qua mạng internet tại Việt Nam thời kỳ hội nhập

Nguyễn Mỹ Thanh - Trần Hoài - Hình thức quản lý tranh cố động Việt Nam từ năm 2000 đến nay

 

Phần V: NHỮNG VẤN ĐỀ VĂN HOÁ KHÁC

Trần Quốc Hùng - Đa dạng biểu đạt văn hóa trong đời sống đồng bào dân tộc thiếu số ở Việt Nam hiện nay

Sa Thị Thanh Nga - Sự biến đồi trong đời sống văn hóa tinh thần của các tộc người thiểu số ở vùng biên giới Việt Nam- Trung Quốc

Lê Thị Thùy Ly - Nhập cư và nguồn vốn về văn hoá: Trường hợp những người dân tộc thiểu số ở xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước

Cao Thảo Hương - Các quan điểm trên thế giới về “văn hóa và phát triển”

Trần Thị Khánh Hà - Chủ nghĩa đa văn hóa của Liên bang Đức và sự hội nhập của cộng đồng Việt Nam

Hà Thị Ngọc Niềm - Phát triển văn hóa cộng đồng của các khu đô thị mới

Phóng sự hình ảnh

Liên kết Website

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VIỆN NGHIÊN CỨU VĂN HÓA - VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Bản quyền thuộc về Viện Nghiên Cứu Văn Hóa
Giấy phép số 499/GP-BC ngày 15/11/2007 của Bộ Thông tin và Truyền thông về cung cấp thông tin lên mạng Internet
Người chịu trách nhiệm chính: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Châm
Địa chỉ: 27 Trần Xuân Soạn, Hà Nội, Việt Nam. Email: vienvh@gmail.com
Điện thoại: 043.9784868. Fax: 043.9725903