LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, cộng đồng các dân tộc Việt Nam luôn là nơi hội tụ, kết tinh và lan tỏa những giá trị truyền thống tốt đẹp, làm nên sức sống trường tồn đưa đất nước vượt qua bao thăng trầm của lịch sử. Trong quá trình đó, di sản văn hóa các dân tộc thiểu số có vị trí rất quan trọng, là chất keo gắn kết cộng đồng 54 dân tộc anh em, góp phần tạo nên nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng.
Di sản văn hóa Việt Nam nói chung và di sản văn hóa các dân tộc thiểu số nói riêng là sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu giữ, trao truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, nhằm vươn tới đỉnh cao giá trị chân - thiện - mỹ. Di sản văn hóa các dân tộc thiểu số tạo nên bản sắc riêng của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc về tiếng nói, chữ viết, lễ hội, kiến trúc, trang phục... Các giá trị văn hóa này được các cộng đồng dân tộc thiểu số sáng tạo ra trong quá trình sinh tồn, phát triển, là những yếu tố làm nên giá trị đặc sắc của mỗi cộng đồng, góp phần tạo nên bức tranh văn hóa tổng thể đa sắc màu.
Nhận thức rõ vai trò của di sản văn hóa các dân tộc thiểu số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm tới sự nghiệp giữ gìn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số. Trong các Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII, Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI và gần đây nhất là Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc đã được chỉ ra đúng đắn và nhất quán. Qua đó, Đảng ta không chỉ khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của di sản văn hóa mà còn nhấn mạnh trách nhiệm của toàn dân đố với sự nghiệp thiêng liêng này. Nhờ vậy giá trị văn hóa của các cộng đồng dân tộc thiểu số ở nước ta luôn được chú trọng, bảo tồn, phát huy và đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cùng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu hiện nay cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Xuất phát từ những đòi hỏi của tình hình thực tiễn nói trên, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sơn La đã phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam: Thực tiễn tại Sơn La và một số địa phương khác. Cuốn sách tuyển chọn các bài báo cáo tham luận của các nhà khoa học, nhà quản lý ở Trung ương và địa phương trong Hội thảo khoa học do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sơn La phối hợp với Viện Nghiên cứu Văn hóa tổ chức (tháng 11/2020). Các tham luận trong cuốn sách trình bày những thành tựu và thách thức ở cả khía cạnh lý luận và thực tiễn triển khai của công tác bảo vệ, phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung và Sơn La nói riêng. Trên cơ sở đó, cuốn sách đã đưa ra các khuyến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng và tính bền vững của việc bảo vệ, phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số.
MỤC LỤC
Vấn đề bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh
PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Châm, TS. Hoàng Cầm, PGS.TS. Nguyễn Thị Hiền
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số thông qua cách tiếp cận dựa trên quyền con người: Từ diễn ngôn quốc tế đến thực tiễn tại Việt Nam
TS. Nguyễn Thị Thanh Hoa
Hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay
PGS.TS. Nguyễn Quốc Hùng
Bảo vệ Di sản văn hóa các tộc người thiểu số - chính sách và tầm nhìn khẳng định sự thống nhất trong đa dạng văn hóa của Việt Nam
TS. Nguyễn Thị Thu Trang
Cơ sở pháp lý của UNESCO và Việt Nam về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay
Trần Quốc Hùng
Hội nhập kinh tế và bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số ở Sơn La trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay (Qua nghiên cứu thực trạng văn hóa dân tộc Thái ở Sơn La)
TS. Lường Hoài Thanh, TS. Nguyễn Thị Thanh Mai
Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số theo hướng phát triển bền vững ở Tây Bắc
NCS. Nguyễn Mậu Hùng
Bảo tồn ngôn ngữ các dân tộc thiểu số qua sách, báo in bằng ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
PGS.TS. Cao Thị Hảo, PGS.TS. Đào Thủy Nguyên
Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của các dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi phía Bắc nước ta hiện nay
ThS. Lê Thị Thanh Nguyên, Phạm Bá Tuyến
Bảo tồn và phát huy âm nhạc các dân tộc tỉnh Sơn La dưới góc nhìn di sản
PGS.TS. Kiều Trung Sơn
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của tộc người Thái ở các bản tái định cư vùng lòng hồ Thủy điện Sơn La
ThS. Nguyễn Thị Tô Hoài
Hình ảnh người phụ nữ dân tộc thiểu số trong điện ảnh Việt Nam
TS. Đinh Mỹ Linh
Bảo tồn và phát huy Khắp Thái ở Sơn La trong bối cảnh hiện nay
Đặng Anh Đàn, Lê Văn Minh
Quản lý và phát huy giá trị di sản lễ hội các dân tộc thiểu số ở Phù Yên, Sơn La
Lò Xuân Dừa
Giáo dục văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ dân tộc thiểu số trong các trường chuyên biệt và các vấn đề đặt ra
TS. Chử Thị Thu Hà
Trường nội trú cấp xã trong quan hệ với đời sống văn hóa - xã hội vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn
ThS. Nguyễn Thanh Tùng
“Huyền thoại và tạo dựng huyền thoại trong du lịch”: Quá trình tái cấu trúc biểu tượng Nàng Han và thần linh bản địa ở Quỳnh Nhai, Sơn La
TS. Phạm Đặng Xuân Hương, ThS. Đỗ Thị Thu Hà
Bảo tồn di sản văn hóa tộc người dưới góc nhìn của kinh tế du lịch ở Việt Nam hiện nay
PGS.TS. Dương Văn Sáu
Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc thông qua con đường du lịch (Nghiên cứu trường hợp Mộc Châu, Sơn La)
ThS. Trần Thị Mai Hương
Vấn đề thực thi chính sách cho nghệ nhân thực hành di sản văn hóa phi vật thể ở Tây Nguyên trong bối cảnh hiện nay
TS. Trung Thị Thu Thủy
Ngôi nhà và vũ trụ luận trong bảo tồn di sản văn hóa ở một làng người Mông vùng biên giới Việt - Trung
ThS. Trần Đức Tùng
Thực trạng và nhu cầu bảo tồn các di sản văn hóa của người Mường ở Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp người Mường ở Hòa Bình)
ThS. Nguyễn Thị Xuân
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc nhánh Katuic vùng biên giới Việt - Lào
TS. Trần Tấn Vịnh
Bảo vệ và phát huy giá di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số ở Thừa Thiên Huế trong bối cảnh đương đại
TS. Trần Văn Dũng
Thành tựu xã hội hóa trong công tác bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa của người Hoa tại quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh: Thực tiễn và kinh nghiệm
ThS. Đoàn Thị Cảnh